Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da

Để điều trị bệnh nấm da, bác sĩ sẽ dựa vào trường hợp bị nấm để kê thuốc uống hoặc bôi hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, hạn chế dùng thuốc có thành phần corticoid vì các tác dụng phụ không mong muốn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da
Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da

Chẩn đoán bệnh nấm da

Nấm thường gây bệnh ở những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng. Các bệnh nấm thường gặp là: Nấm tóc, râu cằm, nấm thân mình (hắc lào, nấm bẹn, nấm kẽ, lang ben…), nấm móng tay, chân…

Biểu hiện lâm sàng của nấm da là các đám tròn, đỏ, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền.

Khi chà xát, gãi nhiều hoặc dùng thuốc bôi không thích hợp (bôi acid, corticoid, pin đèn…), tổn thương có thể bị viêm trợt, chảy dịch, có khi có mủ, không còn rõ bờ viền.

Điều trị bệnh nấm da

Điều trị nấm da kéo dài khoảng 3-4 tuần, với nấm móng 3-6 tháng. Để điều trị bệnh nấm da, các chuyên da da liễu thường khuyên dùng các thuốc bôi chống nấm như: Ketoconazole, miconazole, terbinafine, clotrimazole, dung dịch BSI, ASA.

Những trường hợp điều trị thuốc bôi không đáp ứng thì bác sĩ sẽ bổ sung thuốc kháng nấm đường uống. Tuy nhiên, cần hạn chế thuốc chứa corticoid vì có thể gây tác dụng phụ như teo da, rạn da, và tạo cơ hội nấm phát triển nhiều hơn.

Phòng bệnh nấm da trong mùa nóng ẩm tại Việt Nam

  • Tránh mặc quần áo ẩm, đồ lót quá chật.
  • Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm.
  • Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng.
  • Không mặc chung quần áo lót, đồ cá nhân

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *