Lưu ý bệnh á sừng với người đang mắc bệnh

Lưu ý bệnh á sừng với người mắc bệnh và đang điều trị. Tránh để bệnh ngày càng diễn tiến nghiêm trọng, kéo dài, khó trị khỏi dứt điểm. Thậm chí có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, hoại tử da, nhiễm trùng máu.

Lưu ý bệnh á sừng với người đang mắc bệnh
Lưu ý bệnh á sừng với người đang mắc bệnh

Lưu ý bệnh á sừng

Việc điều trị sẽ không hiệu quả nếu bệnh nhân không chủ động bảo vệ da. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình điều trị bệnh á sừng:

Tránh làm tổn thương da

Tuyệt đối không chà xát mạnh, không bóc vảy da vùng da bị tổn thương bằng bàn chải hay đá kỳ vì càng chà xát mạnh sẽ càng làm cho tình trạng tổn thương lớp á sừng khiến cho quá trình bong tróc da càng nặng hơn. Đảm bảo luôn giữ cho vùng da bị bệnh được sạch sẽ, khô ráo và cắt ngắn móng chân, móng tay.

Tránh ngâm nước quá lâu

Sau khi tắm hoặc rửa tay, rửa chân thì người bệnh nên dùng khăn sạch để thấm khô nước trên cơ thể, ở mọi ngóc ngách, nhất là ở các kẽ chân, kẽ tay rồi hay bôi kem dưỡng ẩm để đạt kết quả tốt nhất.

Không ngâm tay chân với nước muối bởi nước muối tuy là dung dịch có tính sát khuẩn cao nhưng đồng thời nó cũng có đặc tính ưu trương sẽ hút hết nước trong tế bào làm da bị khô, tình trạng nứt nẻ nghiêm trọng thêm.

Tránh tiếp xúc hóa chất kích ứng da

Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu… Hạn chế việc lau rửa, giặt giũ. Tránh tiếp xúc với gia vị như ớt, muối khi chế biến thức ăn. Nên mang găng tay bảo vệ nếu nhất thiết phải làm những công việc này hằng ngày.

Đối với những bệnh nhân làm việc, sinh sống trong môi trường tồn tại hóa chất thì nên cân nhắc thay đổi chỗ ở, địa điểm làm việc.

Chế độ dinh dưỡng

Không nên sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ… Tăng cường bổ sung vitamin C, D, E bằng cách ăn rau quả tươi, rau xanh, các loại đậu, rau ngót, cam, bưởi, cà rốt…

Da khô chính là nguyên nhân góp phần vào việc khiến làn da trở nên yếu ớt, suy giảm chức năng bảo vệ nên dễ gây ra bệnh á sừng. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên uống nước, trung bình ít nhất mỗi ngày 2,5 lít để vừa đủ nước cho cơ thể hoạt động vừa giúp cấp nước cho da thêm khỏe mạnh.

Không sử dụng đồ có cồn, không uống cà phê, trà, ăn ít đường, không ăn ớt hoặc hạt tiêu, bột mì. Không hút thuốc.. Quan sát và lưu ý tránh các loại thức ăn gây dị ứng, ngứa hoặc các yếu tố tương tự.

Dưỡng ẩm cho da

Luôn giữ ẩm da bằng kem dưỡng ẩm. Trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay, nên bôi kem dưỡng ẩm. Đặc biệt là vào mùa đông, làn da càng trở nên căng cứng, thô ráp và nứt nẻ.

Phòng bệnh á sừng quay lại

  • Không được bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước, sau khi rửa tay chân cần lau khô bằng khăn mềm.
  • Không nên dùng xà phòng có tính rửa cao
  • Luôn giữ ẩm cho da, vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo
  • Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E
  • Uống nhiều nước: Nên uống gấp 2 – 3 lần người bình thường.
  • Giữ tinh thần lạc quan.

Kết luận

Bệnh á sừng hoàn toàn có thể trị khỏi sớm nếu bạn biết cách chăm sóc cho vùng da bị tổn thương, thực hiện đúng liệu trình điều trị bác sĩ đặt ra, không bỏ ngang cuộc điều trị hay tự điều trị theo cách riêng tại nhà.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *