Nguyên nhân bệnh nấm móng mà bạn cần tránh

Bạn cần biết nguyên nhân bệnh nấm móng là gì. Bởi không ít người phải khổ sở vì bệnh nấm móng tay, móng chân. Chẳng những bệnh gây khó chịu, đau ngứa mà còn mất thẩm mỹ.

Về móng

Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón tay, ngón chân, móng còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công cào cấu; để gãi những cơn ngứa trên da; để bảo vệ đầu ngón tay ngón chân khỏi thương tích, đồng thời cũng có thể là chỉ dấu báo hiệu một vài khó khăn bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.

Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng (lunular). Quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng, nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.

Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón chân ngón tay. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không giống như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.

Nguyên nhân bệnh nấm móng mà bạn cần biết

Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị, và nhiễm trùng có thể tái diễn.

Nguyên nhân bệnh nấm móng mà bạn cần tránh
Nguyên nhân bệnh nấm móng mà bạn cần tránh

Nấm móng chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, giặt giũ quần áo,thợ uốn tóc-gội đầu, rửa xe, chăn nuôi…

Nhiễm nấm móng có thể phát triển ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi móng già đi, nó có thể trở nên giòn và khô. Các vết nứt trong móng cho phép nấm xâm nhập. Các yếu tố khác – như giảm lưu thông máu đến bàn chân và hệ thống miễn dịch bị suy yếu – cũng có thể đóng một vai trò nhất định gây ra nấm móng.

Nấm là những sinh vật nhỏ không cần ánh sáng mặt trời để tồn tại. Một số loại nấm có lợi, trong khi những loại khác gây ra bệnh tật và nhiễm trùng. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.

Trên cùng 1 móng có thể bị nhiễm nhiều loại vi nấm khác nhau. Nấm móng có thể chỉ đơn độc hay đồng thời kèm nấm da tay hoặc da chân, nấm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay.

Nhiễm nấm móng tổn thương thường âm thầm, thường bệnh nhân đến khám là khi móng có tổn thương nhìn thấy rõ như: bản móng dày lên, màu sắc móng thay đổi (vàng, trắng đôi khi nâu sậm), móng teo hoặc thay đổi hình dạng móng, đôi khi có các tổn thương sưng viêm hoặc có mủ quanh móng bệnh. Tùy theo loại vi nấm bị nhiễm mà có các dạng tổn thương móng đặc trưng.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *