Tìm hiểu bệnh bạch biến là gì cùng Dr Michaels

Nhiều người thắc mắc bệnh bạch biến là gì khi thấy những những mảng da mất sắc tố từ lớn đến nhỏ của người không may mắc bệnh. Chúng ta đều cảm nhận được việc ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh như thế nào.

Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là bệnh da mất sắc tố thường gặp, điều trị gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ và từ đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Theo thống kê có 1% dân số Hoa Kì mắc bệnh bạch biến.

Những người mắc bệnh bạch biến sẽ có mảng da nhạt màu hơn so với sắc tố da ở những vùng khác trên cơ thể. Đây là một bệnh lý lành tính, không lây nhiễm nhưng lại ảnh hưởng khá lớn tới mặt thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.

Biểu hiện của bệnh là những đốm, mảng da trắng bất thường do bị mất màu da, có thể ở bất cứ vùng nào trên cơ thể nhưng thường gặp là ở quanh các lỗ tự nhiên (mắt, mũi, miệng, rốn và bộ phận sinh dục) và những vị trí dễ bị chấn thương như cùi chỏ, đầu gối.

Tìm hiểu bệnh bạch biến là gì cùng Dr Michaels
Tìm hiểu bệnh bạch biến là gì cùng Dr Michaels

Những ai mắc bệnh bạch biến?

Bạch biến xuất hiện ở mọi độ tuổi và trẻ em trước 12 tuổi là đối tượng phổ biến mắc căn bệnh này (chiếm khoảng 25 – 30%). Tỷ lệ bị bạch biến ở nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh thường được tìm thấy ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và người da màu có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn so với những chủng tộc khác.

Nguyên nhân của bệnh bạch biến

Bệnh xảy ra do những tế bào tạo màu sắc chính cho da (gọi là hắc tố bào) bị biến mất hoặc bị phá hủy.
Sự phá hủy này được y học giải thích với nhiều giả thuyết khác nhau bao gồm gene di truyền, tự miễn dịch, các stress oxy hóa, tự nhiễm độc hoặc thần kinh…

Khi bị bạch biến, số lượng tế bào sắc tố của người bệnh sẽ ít hơn so với người bình thường. Đôi khi số lượng tế bào không thay đổi nhưng các tế bào này làm việc không hiệu quả. Dẫn đến tạo ra ít các hạt sắc tố hơn. Hậu quả là một vài vùng da bị nhạt màu hơn so với những vùng còn lại của cơ thể.

Nguyên nhân có thể chưa rõ ràng, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh xuất phát từ:

Hệ miễn dịch

Một số người mắc các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục hay gan tụy sẽ tồn tại trong cơ thể loại kháng thể có thể tiêu hủy các tế bào sắc tố ở da. Các tế bào này gây nên bạch biến. Vì thế, người bệnh có thể mắc kèm theo các bệnh lý ở các cơ quan kể trên.

Tính di truyền

Tỷ lệ những người bị bạch biến do di truyền từ người thân trong gia đình mắc căn bệnh này lên đến 20%;

Nguyên nhân khác

  • Do tác dụng phụ của những loại thuốc ức chế miễn dịch như nivolumab, pembrolizumab,…
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như Thiol, Phenol,… gây tác động lên các tế bào sắc tố.
  • Bệnh nhân bị mắc những bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi.

Thỉnh thoảng, bạch biến xảy ra sau khi bị tổn thương trực tiếp tới da (ví dụ như phản ứng với cháy nắng). Bệnh bạch biến có thể khởi phát liên quan tới căng thẳng cảm xúc.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *