Tìm hiểu bệnh nấm móng là gì?

Bệnh nấm móng là gì? Đó là bệnh nhiễm trùng nấm, xảy ra ở móng tay/chân khi một hay nhiều móng bị biến dạng và có màu trắng hoặc vàng. Khi nấm lây lan sâu hơn, móng bị dày lên, đổi màu, cạnh nát, khó coi và có thể gây đau.

Tìm hiểu bệnh nấm móng là gì?
Tìm hiểu bệnh nấm móng là gì?

Bệnh nấm móng là gì?

Nấm móng (tên tiếng Anh là Nail fungus) là bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Khoảng 10% (từ 2 đến 14%) dân số bị nấm móng.

Đây là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, giặt giũ quần áo,thợ uốn tóc-gội đầu, rửa xe, chăn nuôi… Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị, và nhiễm trùng có thể tái diễn. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).

Nấm móng có thể xuất hiện ở một số móng tay. Nếu tình trạng nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh có thể không cần điều trị. Nếu nấm móng gây đau và gây ra móng dày, các bước tự chăm sóc và thuốc có thể giúp ích. Nhưng ngay cả khi điều trị thành công, nấm móng thường quay trở lại.

Khi nấm lây nhiễm vào các khu vực giữa của ngón chân và da chân khác của người bệnh, nó được gọi là chân của vận động viên (athlete’s foot).

Phòng ngừa bệnh nấm móng

Những thói quen sau đây có thể giúp ngăn ngừa nấm móng hoặc tái nhiễm trùng :

Rửa tay và chân thường xuyên. Rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng. Giữ ẩm cho móng sau khi rửa.
Cắt móng tay thẳng, làm phẳng các cạnh bằng dũa. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng.
Mang vớ thấm mồ hôi hoặc thay vớ khi đã sử dụng cả ngày.
Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng.
Vứt bỏ giày cũ hoặc xử lý chúng bằng chất khử trùng hoặc bột chống nấm.
Mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.
Chọn một tiệm làm móng sử dụng các dụng cụ làm móng tiệt trùng cho mỗi khách hàng.
Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.

Nếu đã từng mắc bệnh, để phòng ngừa tái phát, ngoài việc bôi thuốc người bệnh cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ tay như găng tay, dụng cụ bảo hộ chuyên dụng, tránh tiếp xúc trực tiếp các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, nước bẩn, hóa chất…

Luôn sử dụng kem dưỡng da – móng, vệ sinh tay chân sạch sẽ, sử dụng dụng cụ chăm sóc móng riêng và vệ sinh dụng cụ trước, sau cắt tỉa móng. Tránh áp lực, tổn thương lên vùng móng. Đi giày vừa vặn thích hợp bằng các loại da, nhựa mềm đàn hồi tốt. Không đi chân đất cũng là cách để phòng tránh nấm ở chân. Ăn nhiều rau xanh, củ quả để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho da, cho móng.

Mặc dù nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm, kịp thời, đúng phương pháp tránh trường hợp bệnh nặng phải điều trị lâu dài và tốn kém. Bệnh nhân nên nhớ không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Khi có những triệu chứng bất thường ở móng tay, chân, chúng ta nên đến bệnh viện, cơ sở y tế da liễu để được khám, xét nghiệm và điều trị đúng bệnh. Nên điều trị sớm, tuyệt đối không để bệnh nặng mới điều trị.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *