Chẩn đoán và điều trị chứng đỏ mặt

Nếu không điều trị chứng đỏ mặt sớm, bệnh sẽ có xu hướng tăng theo thời gian. Nam giới thường trì hoãn việc điều trị nên thường để tình trạng nghiêm trọng như mũi sư tử.

Chẩn đoán và đIều trị chứng đỏ mặt
Chẩn đoán và đIều trị chứng đỏ mặt

Chẩn đoán chứng đỏ mặt

Không có test chẩn đoán đặc hiệu cho chứng đỏ mặt. Phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán là khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh của bạn và gia đình, xem xét các triệu chứng để loại bỏ các bệnh có các dấu hiệu tương tự như mụn, chàm, lupus, vẩy nến… Vì những bệnh này thỉnh thoảng gây một số triệu chứng tương tự như chứng đỏ mặt và dễ gây nhầm lẫn.

Chẩn đoán thường

  • Da mũi má đỏ, giãn mao mạch.
  • Có sẩn, mụn mủ.
  • Về sau tăng sản mô liên kết, tăng sản tuyễn bã, có nút cục, biến dạng mũi mặt, mũi sư tử.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Trứng cá thường: thường có sẩn viêm đỏ, nặn có nhân trứng cá, hoặc có thêm mụn mủ, khối viêm tấy, nang bọc chứa mủ, chất bã.
  • Viêm da da dầu: vùng rãnh mũi má, má, giữa 2 lông mày da viêm đỏ, cộm nhẹ, có vẩy mỡ, có thể có sẩn.
  • Lupút đỏ hệ thống: ban đỏ vùng mũi má,hơi nề, sốt, mệt mỏi, rụng tóc, sút cân, đau khớp, tổn thương thận, kháng thể kháng nhân.

Ảnh hưởng ở mắt

Đối với ảnh hưởng ở mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng kính hiển vi chuyên dụng để khám các mạch máu và tuyến ở mắt. Khi không có chứng đỏ mặt, các ảnh hưởng ở mắt thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, hai điều kiện này không loại trừ lẫn nhau.

Do mức độ thường xuyên của hai tình trạng bệnh đi cùng, người được chẩn đoán chứng đỏ mặt nên đảm bảo đi khám mắt thường xuyên. Nếu mắt bạn cũng bị ảnh hưởng do bệnh thì bác sĩ có thể chuyển bạn đến chuyên khoa mắt và khám bởi bác sĩ nhãn khoa.

Điều trị chứng đỏ mặt

Điều trị chứng đỏ mặt có thể khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng của từng người. Đây là bệnh thường xuyên tái phát. Thời gian điều trị còn tùy thuộc vào kiểu và độ nặng của bệnh nhưng tái phát bệnh rất thường gặp.

Thuốc

Bệnh nhân có thể cần phải uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và thuốc thoa để điều trị các rối loạn liên quan đến mụn đỏ, mụn mủ và đỏ da.

Một số loại thuốc tùy vào các triệu chứng như: thuốc làm giảm đỏ mặt, thuốc kháng sinh đường uống dùng để kháng viêm, thuốc trị mụn đường uống với những trường hợp nặng.

Phẫu thuật & laser

Bác sĩ có thể loại bỏ các mạch máu, giới hạn vùng da đỏ trên mặt, hoặc chỉnh sửa mũi biến dạng trong vài trường hợp.

Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ.

Kết luận

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *