Da là một bộ phận quen thuộc, dễ thấy trên cơ thể nhưng da vẫn có những “bí mật” mà không phải ai cũng biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Miễn dịch học da và Bệnh vẩy nến, Viêm da cơ địa.
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại những tác động vật lý hoặc mầm bệnh. Da đại diện cho 1 môi trường duy nhất, nơi cấp tế bào miễn dịch tương tác với các tế bào da để duy trì cân bằng nội mô và tạo được miễn dịch. Da ra cấu tạo bởi lớp biểu bì, lớp hạ bì và vùng mở dưới da.
Các loại vì khuẩn hội sinh, nấm và virus sống trên da có ảnh hưởng tích cực trong việc bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh và chữa lành vết thương.
Các biểu bì gồm các tế bào biểu mô đặc biệt, có tên gọi là các tế bào sừng. Chúng liên tục được bổ sung nhờ sự phân chia thường xuyên của chỉ 1 lớp tế bào sừng cơ sở. Các tế bào chết được gọi là màng sừng, tạo thành lớp ngoài cùng và chủ yếu thực hiện chức năng hàng rào bảo vệ da.
Trong lớp hạ bì các tế bào được gọi là nguyên bào sợi tiết ra những sợi elastin và colagen để tạo thành 1 mạng lưới ngoại bào dày đặc. Mạng lưới này mang mạch máu tới cho lớp hạ bì trong khi dịch bạch huyết chảy từ các mạch bạch huyết đến các hạch bạch huyết có cấu trúc miễn dịch chuyên biệt, nơi đáp ứng miễn dịch được kích hoạt sau khi gặp phải tác nhân gây bệnh. Các tế bào miễn dịch đa dạng và có chức năng chuyên biệt cư trú ở da.
Trong lớp biểu bì, 1 nhóm tế bào tua chuyên biệt được gọi là các tế bào langerhans chế biến kháng nguyên. Chúng vươn các tua về phia các lớp biểu mô đủ điều kiện và chế biến các kháng nguyên từ vi khuẩn. Ví dụ như các độc tố.
Các tế bào langerhans có cả chức năng chống viêm và chức năng hoạt hóa tùy theo từng bổi cảnh. Các tế bào tua trong lớp hạ bì có khả năng bắt giữ các tế bào chết một cách rất hiệu quả. Và trình diện kháng nguyên như virus, các kháng nguyên nội bào hoặc các kháng nguyên tự thân ở xa cho tế bào T.
Nếu các tế bào tua là những lính gác miễn dịch, các tế bào T là những tế bào hoạt hóa miễn dịch. Da khỏe mạnh chứa số lượng tế bào T nhiều hơn gấp đôi so với số lượng tế bào T trong máu. Hầu hết tế bào T này là tế bào T nhớ. Chúng đã từng tiếp xúc với kháng nguyên trước đó, và cơ thể nhanh chóng tái hoạt hóa thành tế bào T hoạt động.
Các tế bào T trong lớp biểu bì là chủ yếu là tế bào T CD8. Nhóm tế bào T này trở thành tế bào độc và tiêu diệt các tế bào đích khi được kích hoạt. Sự khu trú lâu dài của chúng chủ yếu trong lớp biểu bì và ngắt kết nối khỏi lưu thông.
Các tế bào T ở lớp hạ bì chủ yếu là các tế bào bổ trợ có tên CD4. Có vai trò điều tiết đáp ứng miễn dịch. Một loạt các tế bào miễn dịch khác như các tế bào tiêu diệt tự nhiên: bạch cầu, eosinophil, các tế bào Mast có mặt trong lớp hạ bì và có thể liên quan đến các phản ứng, dị ứng trên da.
Các tế bào tua và tế bào sừng nhận biết tổn thương mô. Ví dụ như vết thương hoặc những chỗ bị dộp xảy ra khi virus tiềm ẩn hoạt động trở lại. Và chúng nhận nhận biết tổn thương mô thông qua các thụ thể được bảo tồn trong tiến hóa có khả năng nhận biết các kiểu phân tử có nguồn gốc từ mầm bệnh hoặc vật chủ được lộ diện khi tế bào chết. VD như ADN.
Các tế bào sừng sản sinh ra các kháng khuẩn có thể trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn. Chất trung gian gây viêm như IL-1 kích hoạt các tế bào tua và các Chemokines dẫn dụ các tế bào bạch cầu trung tín để thực bào và các tế bào T. Các tế bào tua di chuyển đến các hạch bạch huyết nơi chúng trình diễn kháng nguyên từ nơi bị lây nhiễm chứa các tế bào T chưa trưởng thành. Định hướng chúng kích hoạt và biệt hóa thành các tế bào T hoạt hóa.
Tế bào T đã được kích hoạt trở lại da và tiêu diệt các tế bào sừng bị lây nhiễm để kiểm soát lây nhiêm virus và tiết ra các tín hiệu để dẫn dụ thể các tế bào hoạt hóa miễn dịch khác.
Sau khi loại bỏ hết virus, tế bào T nhớ CD8 tiếp tục tồn tại trong lớp biểu bì để tạo ra đáp ứng miễn dịch nếu bị lây nhiễm cùng một loại virus trong tương lai. Các đáp ứng miễn dịch này có thể bị rối loạn và gây các hội chứng ở da như: bệnh vẩy nến hoặc bệnh viêm da cơ địa.