Bệnh vẩy nến có lây không và câu trả lời

Bệnh vẩy nến có lây không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi chứng kiến bạn bè, gia đình mình mắc bệnh.

Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh viêm da mạn tính thường gặp do hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các tế bào da cũ và tế bào da mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hoặc bạc.

Lớp vảy này được hình thành với tốc độ nhanh, thường xuyên bong tróc khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát, khó chịu.

Cho đến nay, căn nguyên gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Trên thế giới có khoảng 3% người mắc bệnh vảy nến, tương đương với 125 triệu người. Đây là một con số không nhỏ. Vậy, liệu bệnh vảy nến có lây không?

Câu trả lời cho “Bệnh vẩy nến có lây không?”

Vẩy nến là bệnh ngoài da không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh vẩy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc lẫn nhau.

Chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, hôn, dùng chung vật dụng, quần áo với người bị vẩy nến mà không cần phải lo lắng gì. Tuy nhiên, vẩy nến được nghiên cứu cho thấy có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bệnh).

Vẩy nến có rất nhiều dạng, gồm: vẩy nến mảng, vẩy nến mủ, vẩy nến thể giọt, vẩy nến móng… Mỗi dạng có đặc điểm, tính chất và mức độ khác nhau nhưng đều không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Do vậy, người bệnh và người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mang bệnh đều có thể yên tâm, chung sống hoặc giao tiếp bình thường mà không sợ lây nhiễm.

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, vẩy nến có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa, di truyền và tác động môi trường. Khác với các bệnh da liễu khác, vẩy nến chủ yếu xảy ra do sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ miễn dịch chứ không liên quan đến vi khuẩn và virus nên không có khả năng lây nhiễm.

Lây nhiễm hay di truyền?

Có một sự thật là những người sống trong cùng một gia đình hoặc sống gần nhau có tỷ lệ cùng bị vẩy nến lên tới 90%. Đây cũng là lý do chính mà người ta thường đặt ra thắc mắc rằng bệnh vẩy nến có lây không và dễ nhầm lẫn rằng bệnh có khả năng lây nhiễm.

Nguyên nhân trường hợp trên bởi:

Di truyền: Khả năng bệnh vẩy nến có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái lên tới 50%. Như vậy, những người có cùng huyết thống với người mắc bệnh có thể mang gen di truyền vẩy nến và khởi phát bệnh cao hơn những người bình thường.

Môi trường sống: Bệnh vẩy nến có thể bùng phát nếu gặp những yếu tố thuận lợi. Do vậy những người sống trong cùng một môi trường có yếu tố kích thích bệnh như ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, nước, đất ô nhiễm có thể sẽ cùng khởi phát vẩy nến.

Vì thế, dù chịu tác động của yếu tố gen và cơ địa, nhưng vẩy nến có thể biểu hiện khác nhau ở những môi trường sống khác nhau. Trường hợp này không được tính là lây nhiễm.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *