Cùng phòng khám Dr Michaels tìm hiểu bệnh vẩy nến móng

Vảy nến móng mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nó gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ cho người bệnh. Qua bài viết này, bạn đọc hãy cùng phòng khám Dr Michaels tìm hiểu bệnh vẩy nến móng nhé.

Cùng phòng khám Dr Michaels tìm hiểu bệnh vẩy nến móng

Bệnh vẩy nến móng là gì?

Vẩy nến móng tay là một bệnh lý da liễu xuất hiện tại các ngón tay mà tỷ lệ mắc bệnh tương đối lớn trong cộng đồng. Vẩy nến móng tay mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nó gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ ở người không may mắc phải.

Đây là tình trạng tổn thương móng mãn tính do hoạt động tự miễn của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng móng dày sừng, biến dạng bề mặt, màu sắc, vỡ hoặc tách hẳn ra khỏi ngón tay. Bệnh gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động cầm nắm, đi lại hàng ngày.

Biểu hiện đặc trưng là tình trạng móng dày, vỡ hoặc tách móng, làm thay đổi hình dạng và kích thước móng tay. Bệnh thường xuất hiện thứ phát sau các tình trạng vẩy nến da khác và kèm các triệu chứng khác.

Trong đó, 80% ở người bị viêm khớp vẩy nến, 35% ở người mắc vẩy nến thông thường. Vẩy nến móng tay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của móng tay. Mức độ nghiêm trọng của nó có thể không phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến da hay viêm khớp vẩy nến.

Nhìn chung, vẩy nến móng tay không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, chưa đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến móng

Cũng giống như các thể bệnh vẩy nến khác, cơ chế gây bệnh vẩy nến móng tay đến nay vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố được cho là có khả năng thúc đẩy bệnh bùng pháp hoặc tiến triển nặng hơn, bao gồm:

  • Suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Môi trường sống ô nhiễm, độc hại
  • Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress…
  • Di truyền
  • Tiền sử mắc bệnh về móng tay, móng chân nhưng không được điều trị triệt để

Triệu chứng lâm sàng của bệnh vẩy nến móng

Bệnh vẩy nến móng tay có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng tay. Thông thường khi xuất hiện bệnh vẩy nến móng, người mắc bệnh có thể gặp phải các biểu hiện từ nhẹ đến nặng sau:

Giai đoạn 1

Vùng da xung quanh móng tay có dấu hiệu thay đổi màu sắc móng sang màu vàng, xanh hoặc màu nâu sậm. Đồng thời xuất hiện trên hoặc bên dưới móng tay các nốt đốm trắng.

Giai đoạn 2

Biến dạng nhẹ các móng tay. Trên bề mặt móng tay xuất hiện các rãnh hoặc những đường lằn, các lỗ rỗ lõm với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng trường hợp.

Giai đoạn 3

Khi bệnh chuyển nặng móng bị bong ra gây đau nhức khó chịu. Lúc này, các lớp vẩy trắng sẽ bắt đầu hình thành phía bên dưới móng. Khi móng tay bị bong ra khỏi nền móng, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng. Móng tay dày lên gây ra cảm giác rất khó chịu.

Giai đoạn 4

Tổn thương móng gây chảy máu và khiến móng tay bị hư tổn nghiêm trọng. Tầng sừng dưới da móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 hoặc 3 lần so với bình thường đồng thời đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng thậm chí bong móng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến móng

Dấu hiệu của bệnh thường phụ thuộc vào phần móng bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu đặc trưng có thể kể đến gồm:

Rỗ bề mặt móng: Các tế bào keratin tạo nên bề mặt cứng của móng. Bệnh vẩy nến khiến bề mặt móng bị mất tế bào, dẫn đến hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay, móng chân. Số lượng lỗ và mức độ nông sâu của lỗ khác nhau tùy từng người bệnh. Có người chỉ có 1 lỗ, có người xuất hiện rất nhiều.

Tách giường móng (bong móng): Giường móng là phần mô mềm nằm dưới đĩa móng (phần ngoài có thể nhìn thấy của móng), chứa nhiều mạch máu nhỏ, giúp móng có màu hồng. Khi bị vẩy nến móng tay, phần đĩa móng có thể tách khỏi giường móng, để lại một khoảng trống lớn dưới móng tay bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển gây nhiễm trùng.

Biến dạng móng, dày móng: Sự suy yếu trong cấu trúc tế bào của móng tay có thể khiến chúng bị vỡ hoặc biến dạng. Trên bề mặt móng tay xuất hiện những rãnh hoặc đường lằn, lỗ rỗ với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các mảnh vỡ của máu có màu trắng, có thể tích tụ lại dưới móng tay, gắn liền với da, gây đau đớn dữ dội.

Thay đổi màu sắc móng tay: Móng tay có thể chuyển sang màu xanh lá cây, vàng hoặc màu nâu. Nếu có nhiễm khuẩn, móng tay có thể chuyển sang màu tối sẫm. Đôi khi, bạn có thể gặp trường hợp móng có những đốm đỏ hoặc trắng.

Dày sừng dưới móng: Khoảng ⅓ số người bị vẩy nến móng tay có thể bị nhiễm nấm khiến phần sừng dưới da móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 đến 3 lần bình thường, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

Chảy máu dưới móng

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *