Ngứa và viêm da cơ địa, bạn cần làm gì để kiểm soát?

Ngứa và viêm da cơ địa. Ngứa là một trong những triệu chứng chính của bệnh. Ngứa gây gãi, có thể gây các vết gãi, thứ mà có thể gây viêm, thoái hóa da, và nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra. Da có thể trở nên bị lichen hóa, bong vảy, và bị cào xước.

Ngứa và viêm da cơ địa

Khi ngứa thì chúng ta gãi, đó là cơ chế đáp ứng tự nhiên không thể tách rời. Việc gãi không giúp giảm ngứa nhưng nó lại gây thỏa mãn và nghiện. Càng gãi thì càng ngứa, không gãi lại gây khó chịu.

Ngứa và viêm da cơ địa, bạn cần làm gì để kiểm soát?
Ngứa và viêm da cơ địa, bạn cần làm gì để kiểm soát?

Vòng xoáy này là hiện tượng phức tạp liên quan đến các thành tố cảm giác, vận động và cảm xúc. Việc chúng ta phải gãi bởi gì cảm giác thỏa mãn lấn át cảm giác ngứa, tạo sự hài lòng và thích thú.

Trong các nghiên cứu, khi gãi vì ngứa, chúng ta có thể quan sát được hình ảnh bên trong não bộ. Các vùng kích thích có vị trí liên quan đến vùng cảm xúc khen thưởng, đau và nghiện.

Vòng xoáy Ngứa – Gãi – Ban thường được dùng để mô tả sự ngứa tiến triển. Nó không bao giờ kết thúc và luôn luôn hằng định. Điều này khiến viêm da cơ địa khác biệt so với các bệnh lý da khác. Bởi viêm da cơ địa phải gọi là “Ngứa tạo Ban” thay vì “Ban vì Ngứa”.

Ngứa càng nhiều, gãi càng nhiều, dẫn đến da bị phá hủy và xuất hiện ban đỏ. Khi ở tình trạng mạn tính, gãi trở thành thói quen vô thức. Khi da bị viêm vì gãi, người bệnh khó có thể từ bỏ bởi cảm giác ngứa càng tăng. Từ từ họ trở nên kích thích, mất ngủ, lo lắng và stress. Tệ hơn, ở trường hợp nặng, có thể dẫn đến rách da (vết thương hở, chảy máu và sâu), lichen nặng (dày da) và đau.

Đánh giá cơn ngứa

Bác sĩ và bệnh nhân cần nhận biết và giải quyết các khía cạnh phong phú của ngứa bao gồm:

  1. Xác định và loại bỏ yếu tố gây ra ngứa
  2. Duy trì hàng rào bảo vệ da qua chất làm mềm da: sản phẩm dưỡng dạng dầu và nước
  3. Giảm viêm bằng thuốc bôi và thuốc uống
  4. Giải quyết các yếu tố tâm lý và hành vi
  5. Giáo dục – Hiểu về tình trạng bệnh

Các kích thích nội sinh và ngoại sinh gây ra cảm giác ngứa, kích hoạt các đầu dây thần kinh ngoại vi ở chân bì và biểu bì da.

Các yếu tố khởi phát

Dị ứng: Mạt bụi nhà, thức ăn, yếu tố viêm da tiếp xúc trong không khí (phấn hoa,…), động vật (lông mèo), trang sức, các thành phần mỹ phẩm nhất định;

Nhiễm trùng: Tụ vầu vàng, nhiễm virus (herpes, u mềm lây), nấm (Trichophyton, malassezia);

Ngoại sinh: Xà phòng, dung môi, len, mồ hôi, hóa chất độc, khói thuốc, khói bụi;

Kích thích vật lý: Nhiệt độ ẩm, không khí khô lạnh, chà xát quần áo lên da;

Cảm xúc: Lo lắng, căng thẳng, tức giận trầm cảm;

Cách đánh giá cơn ngứa

Xin giới thiệu với bạn đọc khảo sát ngứa Eppendorf. Hãy đánh giá các bảng bên dưới theo thang điểm từ 0 đến 4.

Mô tả cơn ngứa của bạn như sau:

0 1 2 3 4
Đau
Giật
Theo nhịp đập
Kiến bò
Tổn thương
Bồn chồn
Nhức
Nặng lên khi lạnh
Giảm đi khi lạnh
Nặng lên khi nóng
Giảm đi khi nóng
Âm ỉ
Dữ dội
Bỏng rát
Như kiến cắn
Từng đợt như làn sóng
Không chịu nổi
Gây phiền phức
Thôi thúc gãi
Tê cóng
Liên tục
Khốc liệt
Làm dằn vặt
Mệt mỏi
Tê liệt
Nặng
Không kiểm soát nổi
Tôi chỉ có thể nghĩ về ngứa

Khi nào bạn có cảm giác ngứa ?

0 1 2 3 4
Vào buổi sáng
Vào buổi chiều
Ban đêm
Khi nghỉ
Nặng lên khi nằm
Sau khi tắm nước nóng
Sau khi tập thể dục
Sau khi đi ra ngoài
Sau khi tiếp xúc với ánh nắng
Sau khi làm vườn
Sau khi phủi bụi, quét nhà hoặc thay ga giường
Sau khi ăn một loại thức ăn nhất định

Bạn mô tả mức độ cần gãi như thế nào?

0 1 2 3 4
Tôi thấy thú vị
Cảm giác thôi thúc
Cảm giác bắt buộc
Tôi quên mất tôi đã gãi
Tôi luôn muốn gãi
Tôi thấy hài lòng
Tôi thấy thoải mái
Thấy đau nhưng tôi không thể dừng lại
Khác – 

Bạn làm gì khi cảm thấy cần phải gãi?

0 1 2 3 4
Tôi chà xát
Tôi gãi bằng móng tay
Tôi gãi bằng đầu ngón tay
Tôi gãi bằng đốt ngón tay
Tôi gãi bằng bút chì/ thước/ gậy
Tôi ấn mạnh
Tôi véo da
Tôi dùng miếng dán lạnh
Tôi dùng miếng dán nóng
Tôi tắm nước lạnh
Tôi tắm nước ấm
Tôi bật điều hòa không khí
Tôi bật hệ thống sưởi nhiệt
Tôi ấn móng tay xuống da
Tôi cắn môi
Tôi gãi đến khi chảy máu
Tôi đè nén da
Khác

Bạn ngứa vùng da nào nhiều nhất?

A. Phía trước
B. Phía sau

Điều gì làm xao lãng cảm giác muốn gãi?

0 1 2 3 4
Công việc làm tôi xao lãng
Xem tivi
Đọc sách
Dùng máy tính/ iphone/ ipad
Nghe nhạc
Đắp miếng dán nhiệt
Đắp miếng dán lạnh
Tập thể dục
Làm gì đó bằng tay (theo sở thích)
Khác –

Bằng khảo sát ngứa này, bạn sẽ hiểu được khi nào mình ngứa, làm gì khi gãi, điều gì khiến bản thân quên việc gãi. Từ đó, có thể lên kế hoạch kiểm soát cảm giác, hành vi, hạn chế việc gãi.

Cần làm gì để kiểm soát cơn ngứa cũng như ham muốn gãi

Gãi khiến hệ thần kinh xóa đi cảm giác ngữa và gây nghiện, vì vậy khó cưỡng lại ham muốn này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹo cơ bản để hạn chế việc này.

  • Gãi hoặc ấn tay quanh vùng da bị kích ứng chứ không phải là ngay phía trên nó.
  • Áp đá viên hoặc chườm gạc lạnh, ướt.
  • Giữ môi trường mát mẻ.
  • Tránh chăn dày nặng, dùng chăn cotton nếu có thể.
  • Chà xát mặt trong của vỏ chuối trên bề mặt bị ngứa.
  • Chà xát nhẹ nhàng mảnh vài mềm mại lên vùng da bị ngứa.
  • Tìm kiếm tác nhân gây xao nhãng.
  • Giữ móng tay ngắn để tránh làm rách da khi gãi.

Với trẻ em, khó có thể ngăn cản chúng dừng việc gãi. Vì vậy, cha mẹ cần phải giữ móng tay của chúng sạch sẽ, cắt ngắn để tránh trầy xước và nhiễm khuẩn.

Cách điều trị không dùng thuốc đối với ngứa và viêm da cơ địa

Phương pháp nhận thức hành vi

Đây là phương pháp can thiệp xã hội tập trung vào việc tiếp cận, thách thức các biến dạng nhận thức (niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.

Một trong những chương trình trong phương pháp này là Chương trình đào tạo chống lại ngứa. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật đảo ngược thói quen và kỹ thuật thư giãn. Kỹ thuật đảo ngược giúp người bệnh nhận biết thói quen gãi, xác định hoàn cảnh gây ngữa và thực hành phản ứng thực tế.

Liệu pháp phản hồi sinh học

Liệu pháp phản hồi sinh học là một loại kỹ thuật thay thế và bổ sung trong y học nhằm kiểm soát chức năng của cơ thể bằng việc sử dụng tâm trí. Nói cách khác, phản hồi sinh học là phương pháp điều chỉnh hành vi với kỹ thuật điều phối quan sát, qua đó, bệnh nhân có thể thực hiện được hành vi mới.

Liệu pháp này giúp bệnh nhân nhận thức được sự căng thẳng, giúp họ thư giãn, cải thiện các rối loạn từ stress. Phản hồi sinh học kết hợp tậm trí – cơ thể và máy móc để hỗ trợ bệnh nhân đạt được khả năng nhận thức và điều khiển các quá trình tâm sinh lý học.

Bản chất của liệu pháp phản hồi sinh học là cung cấp khả năng tự kiểm soát cơ thể với mục tiêu cải thiện sức khỏe hoặc các hoạt động thể chất. Khi bắt đầu thực hiện phản hồi, bạn có thể dùng cảm biến ngón tay hay điện cực trên da. Những công cụ này sẽ gửi tín hiệu đến màn hình và hiển thị các hình ảnh đại diện cho nhịp thở, lượng mồ hôi, hoạt động cơ bắp, thân nhiệt…

Kỹ thuật phản hồi sinh học làm giảm căng thẳng, lo lắng. Áp dụng để điều trị đau mạn tính và ngứa. Có tiềm năng thay đổi hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm đã được lưu ý ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

Thôi miên hoặc Thiền

Bằng sự tập trung cao độ của thiền, chúng ta có thể tăng sự chịu đựng và thúc đẩy quá trình chữa bệnh của cơ thể. Khi thôi miên, rơi vào trạng thái mất ý thức, việc quên đi cảm giác ngứa cũng như ham muốn gãi là khả thi.

Các nhà nghiên cứu đã vận dụng sự thư giãn, xử trí stress trực tiếp ám thị tới hành vi không gãi, sự thoải mái từ làn da và sự bình tĩnh, tăng cường cái tôi, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn việc tự thôi miên. Kết quả là có sự cải thiện đáng kể trong việc giảm ngứa, gãi, mất ngủ và căng thẳng.

Cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *